KIẾN TRÚC CHỮA LÀNH – KẾT NỐI CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
30 tháng 07, 2024Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, sự thay đổi trong đời sống đặt ra những thách thức mới về kiến trúc nhà ở. Nhà không chỉ là nơi che mưa chắn nắng, mà còn trở thành biểu tượng cá nhân của từng gia chủ, nơi gắn kết, mang lại sự ấm cúng cho mỗi thành viên trong gia đình. Cùng với tác động của ô nhiễm môi trường sống và hệ lụy của dịch bệnh Covid – 19 để lại, cuộc sống con người ngày nay bị ảnh hưởng gây ra sự mất căng bằng trong cuộc sống nghiêm trọng. Đây cũng là một bài toán lớn được đặt ra trong ngành kiến trúc, các kiến trúc sư đang nỗ lựa đưa ra các phương án xây dựng căn hộ để có thể giúp gia chủ cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm thấy hạnh phúc trong chính không gian sống của ngôi nhà. Kiến trúc không chỉ là việc xây dựng các công trình an toàn và tiện nghi, mà còn là tạo ra các không gian sống giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của con người.
1 – Khái niệm về Kiến trúc chữa lành
Trong Hán tự, “Chữa” là điều trị làm cho khỏi bệnh,“Lành” mang ý nghĩa hồi phục. “Chữa lành” trong bối cảnh ngày nay được hiểu là quá trình điều trị phục hồi sức khỏe sau thời gian bị ảnh hưởng tâm lý, tinh thần. Kiến trúc chữa lành hướng đến việc tạo ra môi trường với ánh sáng tự nhiên, không gian xanh, chất lượng không khí trong lành và âm thanh yên tĩnh. Những yếu tố này giúp chữa lành những tổn thương tinh thần, đem lại thái độ tích cực trong cuộc sống. Kiến trúc không chỉ là việc xây dựng các công trình an toàn và tiện nghi, mà còn là tạo ra các không gian sống giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của con người.
2 – Thiên nhiên và những tác động đến sức khỏe
Với nhịp sống ngày càng áp lực như hiện nay, không khó để thấy con người đang dần rút ngắn thời gian tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể của chúng ta có tác động tích cực hơn trong môi trường sống ‘xanh’, nó giúp tinh thần tích cực và tập trung hiệu quả hơn. Hiểu được vấn đề đó, hiện nay ngành kiến trúc và các kiến trúc sư ưu tiên việc cải thiện đời sống thông qua các công trình kiến trúc chữa lành.
3 – Đặc điểm của kiến trúc chữa lành
Lối thiết kế kiến trúc chữa lành có những đặc điểm độc đáo, tạo ra không gian sống tích cực và mang lại năng lượng tốt cho gia đình. Dưới đây là một số đặc điểm chính của lối thiết kế này:
3.1 – Thiết kế đơn giản hóa
Trong kiến trúc chữa lành, sự đơn giản hóa là một yếu tố quan trọng. Không gian nội thất được thiết kế tối giản để tạo ra sự gọn gàng và thoải mái. Điều này thường xuất phát từ ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Nhật Bản, nơi sự tối giản được ưu tiên và mọi thứ được giữ đơn giản.
3.2 – Sử dụng vật liệu từ thiên nhiên
Kiến trúc chữa lành chú trọng đến việc tạo ra mối liên kết chặt chẽ với thiên nhiên. Sử dụng nội thất hoàn toàn từ gỗ, mây đan, tre, nứa, đất nung, đá,… với hình dáng tự nhiên mộc mạc. Bản chất của mỗi vật liệu tự nhiên góp phần tạo nên sự kết nối âm thầm giữa con người và thiên nhiên, giúp chủ nhà cảm nhận nguồn năng lượng thoải mái, ấp áp như được vỗ về tâm hồn.
3.2 – Màu sắc nhẹ nhàng
Thường được sử dụng những màu sắc gần gũi với thiên nhiên. Màu sắc trong kiến trúc chữa lành thường nhẹ nhàng và tinh tế. Nếu chủ nhà yêu thích những tone màu lạnh, có thể lựa chọn màu trắng, trắng xám, xanh nhạt ,…để làm dịu mắt và tăng cường cảm giác thư giãn. Những phối màu này tạo ra một không gian yên tĩnh, phù hợp với mục đích chữa lành. Ngoài ra, nếu yêu thích những tone trung tính như beige, kem, trắng xám, nude (màu da)… được sử dụng như màu của những rừng cây, hướng đến trạng thái tĩnh lặng và ấm áp cho không gian sống.
3.3 -Tập trung vào ánh sáng tự nhiên
Nghiên cứu của Kuller và Wetterberg (1993) cho thấy ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện tâm trạng và năng suất làm việc, đồng thời điều chỉnh nhịp sinh học.
“Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí. Ánh sáng là yếu tố quan trọng, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí được hạn chế, nên ánh sáng trở thành yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác”.
Để tạo ra hiệu quả ánh sáng tốt nhất, các kiến trúc sư thường dùng ánh sáng tự nhiên được lọc qua các bình phong lá chắn, rèm cửa hay các tán cây để tạo ra hiệu ứng màu sắc, ngoài ra còn giúp tạo ra điểm nhấn trong hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí.
3.4 Chất lượng không khí
Theo các nghiên cứu, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngày càng gia tăng – đây là một thực trạng rất đáng ngại gây ảnh hưởng nguyên trọng đến sức khỏe. Ngoài những tác nhân ô nhiễm không khí trong phòng như các vi sinh vật, nấm mốc thì các chất hóa học có trong các vật liệu nội thất như formadehyde ,CO2, VOC,… có thể gây bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí còn gây hại nhiều hơn nếu chúng tích tụ trong khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất và năng suất của người dùng. Do đó, việc lựa chọn các vật liệu nội thất vô cùng quan trọng, đặc biệt là sàn gỗ. Bởi vì nó chiếm diện tích lớn trong nhà và tiếp xúc trực tiếp hằng ngày, do đó nếu lựa chọn vật liệu kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Vậy nên, việc lựa chọn sàn gỗ tự nhiên để lót sàn là một trong những sự lựa chọn tối ưu và an toàn nhất. Sàn gỗ tự nhiên được làm từ 100% gỗ tự nhiên, đảm bảo không có formadehyde và các chất hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe như các loại sàn nhựa, sàn công nghiệp,..
4. Một số dự án về kiến trúc chữa lành tại Việt Nam
4.1 – Thành phố Cà phê – Tập đoàn Trung Nguyên
Dự án “Thành phố Cà phê” của Tập đoàn Trung Nguyên Legend là một trong những ví dụ đáng chú ý về kiến trúc chữa lành tại Việt Nam. Được thiết kế với tầm nhìn đặc biệt về sức khỏe và phúc lợi cho cư dân, dự án này không chỉ là một khu đô thị, mà còn là một không gian bảo vệ sức khỏe. Một trong những điểm độc đáo của dự án là mật độ xây dựng thấp, chỉ từ 10-25% tại mỗi khu tiện ích. Các khu tiện ích được xem xét như những công viên sinh thái riêng biệt, tạo ra không gian xanh mát, giúp cư dân tận hưởng sự hòa mình với thiên nhiên ở mọi góc độ. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường sống gần gũi với tự nhiên mà còn cung cấp nhiều lựa chọn cho việc rèn luyện và duy trì sức khỏe. Dự án “Thành phố Cà phê” không chỉ là một bước tiến trong kiến trúc chữa lành mà còn thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân, mở ra hướng phát triển mới trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Công trình Thành phố Cà phê
4.2 – Khu đô thị Ecopark phía Đông Hà Nội
Khu đô thị Ecopark, tọa lạc phía Đông Hà Nội, là một biểu tượng của dự án “thành phố ở trong rừng, rừng trong thành phố”. Tại đây, giá trị sống không chỉ là sự hiện đại và cao cấp mà còn là sự gần gũi, hòa mình với thiên nhiên. Ecopark không chỉ xây dựng nên một khu đô thị hiện đại, mà còn tạo ra một không gian sống thân thiện với thiên nhiên, nơi mỗi cư dân có cơ hội tận hưởng sự thanh bình và hài hòa từ thế giới xanh bao quanh. Điều này làm cho Ecopark trở thành một điểm đến lý tưởng cho những người đang tìm kiếm một cuộc sống đô thị nhưng không làm mất đi kết nối với tự nhiên.

Khu đô thị Ecopark
4.3 – Kiến trúc xanh tại dự án Vinhomes Grand Park
Dự án Vinhomes Grand Park nổi bật với kiến trúc xanh, nơi thiết kế xanh được coi là một yếu tố cốt lõi của kiến trúc chữa lành. Đây là xu hướng ngày càng được ưa chuộng tại các đô thị trên toàn thế giới, và Vinhomes Grand Park không nằm ngoại lệ. Vinhomes Grand Park chứng minh sự cam kết đối với kiến trúc chữa lành và sự bền vững, góp phần làm cho đô thị trở nên thân thiện với môi trường và tạo ra không gian sống tốt cho cư dân.

Dự án Vinhomes Grand Park
Kết luận
Kiến trúc chữa lành ngày nay đang được ưa chuộng trong kiến trúc, nó đảm bảo rằng môi trường sống không chỉ an toàn mà còn hỗ trợ tối đa cho sức khỏe và hạnh phúc của con người. Hãy luôn nhớ rằng, “chữa lành” không phải là một giải pháp nhanh chóng mà là một quá trình dài hạn và đa chiều. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc thiết kế như tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo không gian xanh, cải thiện chất lượng không khí,…kiến trúc sư có thể tạo ra các công trình không chỉ đáp ứng nhu cầu vật lý mà còn giúp “chữa lành” và nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể.
bài viết liên quan




